Bài 1: Nên mở đầu một bài viết như thế nào?

Có rất nhiều người khi bắt đầu tập viết – học cách viết thường cứ băn khoăn suy nghĩ tự hỏi xem nên bắt đầu bài viết như thế nào? Câu mở đầu là câu gì và đoạn mở đầu ra sao?

Tập viết báo và blog
Tập viết báo và blog
Bạn có muốn học cách viết báo, viết truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc chỉ đơn giản là viết blog, viết các bài đăng cho website không?

Dường như tôi đã đọc ở đâu đó, có lẽ là Lê Nin viết, đại ý rằng: cái khổ nhất của ông mỗi khi ngồi đặt bút viết là câu mở đầu như thế nào, có khi mất cả mấy chục phút đồng hồ vẫn chưa nghĩ ra, viết rồi lại xóa…

Bản thân tôi cũng đã từng trải qua một khoảng thời gian như thế, nhất là khi chưa có máy tính, tôi phải tập viết bằng bút và giấy…

Bây giờ thì tôi chẳng bao giờ phải để ý tới câu mở đầu như thế nào. Và tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, thậm chí còn tự tạo thêm được rất nhiều cảm hứng khi có thể viết mà như không cần có câu mở đầu… Bạn có hiểu không?

Vậy thì viết như thế nào? Chỉ đơn giản thôi, bạn nghĩ ra nội dung nào, câu nào đầu tiên thì cứ viết luôn câu đó.

Sau khi viết xong, bạn có thể viết lại hoặc viết thêm câu mở đầu. Hoặc nếu bạn cảm thấy đoạn nào xứng đáng làm câu + đoạn mở đầu thì cho nó lên mở đầu.

Bạn có thể không tin rằng có rất rất nhiều bài viết, câu mở đầu của tôi lại là câu kết thúc.

Và khi viết quen, viết nhiều thì tôi thường viết từ đít của bài lên đầu của bài.

Có khi đang viết dở một đoạn ở phần tít phụ thứ nhất, tôi chợt nảy ra một ý và tôi chuyển xuống viết luôn nó ra ở đoạn tít phụ thứ 2.

Nếu bạn chưa hiểu tít chính – tít phụ là như thế nào thì xem tại đây (hãy trở lại để xem sau, không cần vội).

Rồi lại trở lại viết tiếp ở phần viết dở hoặc chuyển sang một đoạn khác.

Sở dĩ tôi làm như vậy bởi các ý tưởng nảy sinh là rất thú vị và nó có thể giúp bạn không phải dừng lại để nghĩ xem nên viết cái gì tiếp theo. Nó giúp mạch viết của bạn nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Đây cũng là cách để bạn kịp thời ghi lại các ý tưởng và tự chia luôn bố cục của cả bài viết mà không cần phải dùng giấy nháp. Máy vi tính ra đời đã tạo cho bạn những tiện ích cực to lớn trong việc soạn thảo văn bản đúng không? Nếu bạn viết bằng bút mực trên giấy thì bạn không thể dễ dàng viết được như thế mà có khi phải ghi tạm những ý tưởng chợt lóe lên vào tờ giấy nháp.

Để dễ hiểu hơn, thôi tôi nêu một ví dụ (vì thời gian chỉ giới hạn):

- Chẳng hạn bạn đang muốn viết một bài chia sẻ về kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang nếu bạn là một người đã từng đi ăn chơi tại Nha Trang và có rất nhiều thông tin, số liệu để chia sẻ. Bạn có thể mở đầu bài chia sẻ như sau:

+ Tôi đã từng đi nhiều nơi, nhưng có một nơi mà tôi đã đi lại rất nhiều lần và có rất nhiều thông tin kinh nghiệm cũng như số liệu. Vì vậy, hôm nay tôi viết một bài chia sẻ lại tất cả những kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang của chính tôi dành cho các bạn tham khảo.

+ Hoặc bạn cũng có thể viết: Có lẽ là bạn đang muốn tìm những thông tin cần thiết và mới mẻ nhất về khu du lịch Nha Trang? Đây, tôi sẽ đem tới những thứ mà có thể bạn đang tìm kiếm…

Tôi tin rằng bạn còn có nhiều cách “đặt bút” khác.

Nếu bạn đang chưa biết cách mở đầu cho bài viết này như thế nào thì cũng đừng ngồi đợi cái câu mở đầu mà viết luôn một câu nào đó của phần thân bài, thậm chí là câu kết luận nếu bạn vừa chợt nghĩ ra trong đầu, chẳng hạn như:

- Nên đi du lịch Nha Trang vào tháng mấy?

- Bạn có biết, đi du lịch tại Nha Trang vào tháng nào thì đẹp nhất?

- Đây là danh sách những quán ăn ngon tại Nha Trang mà chính tôi đã khảo sát và vào trải nghiệm. Tôi sẽ chia sẻ lại cho các bạn.

- Tôi đã trở lại Nha Trang 2 lần. Và tôi muốn thêm một lần thứ 3 hoặc nhiều hơn nữa (có thể chọn làm câu kết nhưng có khi bạn lại đặt bút viết dòng đầu tiên của một trang màn hình trắng tinh).

Mở đầu bài viết như thế nào
Mở đầu bài viết như thế nào?

Những gì tôi chia sẻ trên mà vẫn chưa hiểu thì bạn chỉ cần quan tâm tới những điều ở bên dưới, rồi quay trở lại đọc bài của tôi vào một dịp nào chợt thích:

Chẳng ai quan tâm lắm tới câu mà bạn đã mở đầu như thế nào? Người ta chỉ quan tâm xem bạn đang và sẽ viết về cái gì? Nội dung có hấp dẫn không?

Nếu có, người ta sẽ quan tâm tới câu mở đầu, đoạn mở đầu, phần mở đầu một bài viết của bạn khi bạn viết sai chính tả, nói ngọng, câu từ lủng củng và nó chứng tỏ bạn chẳng biết viết gì, chẳng nên viết ra cái gì ngay từ khi họ bắt đầu đọc bạn.

Hãy mở đầu bài viết một cách tự nhiên, tự do như khi bạn viết một cái status trên facebook hoặc G+1, zalo của bạn.

Hãy quên tất cả những lời dạy dỗ sáo mòn khuôn phép của ông thầy bảo thủ của bạn đi.

Nếu bạn cứ ngồi để nghĩ xem nên mở đầu thế nào, câu đầu tiên của bài viết nên thể hiện ra sao… thì bạn chỉ có phí phạm thời gian của bạn và làm cụt hết cả hứng. Đây là một mẹo nhỏ để giúp bạn có thể viết nhanh hơn – triển khai có hiệu quả hơn khi bạn cần viết một bài báo, một truyện ngắn hoặc thậm chí là bài thi văn (bình giảng thơ hoặc phân tích tác phẩm văn học)…

Hãy học theo cách của tôi. Hãy đọc thật nhiều bài viết mà tôi đã chia sẻ cho các bạn.

Tôi đố bạn biết, câu mở đầu trong bài viết này của tôi là câu nào? Chắc chắn đó không phải là câu mở đầu mà bạn đã đọc. Và trật tự các câu đoạn mà xếp đúng theo tuyến tính thời gian mà tôi đã viết thì có lẽ bạn chả thể hiểu nổi nó đâu.

Rồi một ngày nào đó, bạn cũng chả cần học tôi. Lúc đó, bạn sẽ viết theo cách của bạn.

Vậy câu mở đầu có quan trọng không? Thực ra thì nó quan trọng. Tuy nhiên, bạn đừng đặt nó thành một vấn đề làm gì mà hãy luyện cho mình coi việc mở đầu như một phản xạ bằng các kỹ năng mà tôi đã chia sẻ.

Trong tình trạng chung là người đọc rất lười đọc như hiện nay thì đoạn mở đầu của bạn có thể khiến người ta sẽ đọc tiếp những nội dung bên dưới hay không?

Nếu bạn quan tâm tới nghệ thuật câu view – câu like – marketting trong bài viết thì tôi sẽ hướng dẫn bạn cách mở đầu để thu hút người ta đọc. Bạn xem tại đây nếu bạn thực sự hứng thú vì có lúc tôi cũng chẳng muốn chia sẻ cho ai cả.

No comments :

Post a Comment