Có lẽ trong đời bạn cũng đã từng một lần đặt ra câu hỏi: có nên lấy vợ bằng tuổi mình không?
Có chứ. Lấy nhau vì tình chứ đâu vì tuổi. Nhưng bạn cũng nên đặt thêm câu hỏi: được và mất gì khi mình lấy vợ bằng tuổi nhỉ?
Được thì để bạn tự chọn. Nhưng thiệt thòi thì so với những người cùng tuổi với bạn hoặc mọi bạn bè của bạn, bạn sẽ hoặc đã phải lấy một người vợ già tuổi hơn so với những người đồng niên lấy vợ tuổi ít hơn mình.
Tôi chẳng cần nói thì bạn cũng thấy, người ta thường rất tự hào muốn khoe rằng mình lấy được một cô vợ trẻ và đẹp. Mà trẻ thì thường là đẹp. Có thể người ta không hề nói ra, nhưng trong bụng người ta đang nghĩ như thế.
Nếu một ngày bạn tổ chức họp đồng niên, lớp cũ hoặc đi dự tiệc cùng đám bạn bè trang lứa. Cái anh chàng đi bên cạnh một cô vợ trẻ có thể sẽ tỏ ra phởn phơ hãnh diện với bạn hơn.
Mà nếu bạn yêu một cô gái bằng tuổi bạn thì có thể ban đầu cô ấy sẽ gọi bạn bằng cái từ “bạn” rất ư phổ biến và trung tính. Và để biến từ “bạn” thành “em” có thể sẽ khó hoặc bất lợi hơn rất nhiều so với những anh chàng đã gọi “mục tiêu” là em từ đầu.
Tất nhiên, sau một quá trình làm quen tiếp cận, bạn cũng có thể nhắn một cái tin rằng: “Bạn ơi, tôi yêu bạn”.
Ở nông thôn xưa, thông thường bằng lứa tuổi nhau, tới khi trưởng thành, ở con gái là 13 nhưng với con trai thì phải tận 15 tuổi mới phát triển về sắc giới.
Bạn cũng nên nhớ một điều là phụ nữ thường trưởng thành sớm hơn so với độ tuổi của bạn và già nhanh hơn trước tuổi so với bạn.
Do đó, phụ nữ thường có xu hướng dễ được (hoặc bị) gả chồng sớm hơn. Bạn có thể đang thầm yêu trộm nhớ một cô hàng xóm cùng tuổi nhưng chưa chắc đã lấy được cô ấy đâu.
Bây giờ phát triển và đô thị hóa, tuổi kết hôn cả nam và nữ đều muộn dần hơn. Tỷ lệ nam nữ bằng tuổi yêu nhau – lấy nhau cũng nhiều và dễ gặp hơn.
Nhưng tôi đảm bảo cá với bạn rằng, tỷ lệ đàn ông lấy vợ bằng tuổi không bao giờ nhiều bằng hoặc hơn tỷ lệ đàn ông lấy vợ kém tuổi.
Nếu bạn muốn lấy một người vợ nhiều tuổi hơn? Đây là bài chia sẻ quan điểm của tôi về việc nếu lấy vợ nhiều tuổi hơn mà bạn có thể đọc thêm hoặc đi ngủ sớm cho khỏe.
Thông thường, tâm lý chung của phần nhiều phụ nữ cũng là thích lấy một người đàn ông hơn tuổi. Bởi cô gái có cảm giác được che chở và được ở bên cạnh một “người anh” thực sự. Nếu không tin, bạn hãy đọc bài nói về lý do vì sao con gái thích yêu và lấy những người đàn ông to con, cao lớn. Hãy đọc thêm nhé.
Cái từ “anh” khi cô gái gọi người chồng hơn tuổi cũng có sắc thái khác hơn. Trong khi đó, nếu lấy vợ hoặc chồng bằng tuổi, có thể cả hai sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh luận, cãi cọ, vợ lấn át chồng, bình đẳng thái quá… hơn khi người vợ luôn có tâm lý thường trực là chồng bằng vai phải lứa, cùng tuổi, bình đẳng với mình.
Tuy nhiên, không phải hoàn toàn như thế. Còn tùy vào một yếu tố đó là tính cách của mỗi người trong cuộc nữa. Nếu rảnh, bạn nên tranh thủ đọc thêm bài Đàn ông khi nào thì nên lấy vợ để xem có hợp lý không?
Đây là bài mà tôi viết ra chỉ để “hù” các bạn trẻ. Nếu bạn là người có tuổi, tôi không dám múa rừu qua mắt thợ đâu. Quan điểm của tôi có thể bị sai. Nếu bạn nghĩ rằng tôi sai, hãy ném cho tôi viên gạch!
Nhân nói tới chuyện yêu đương cưới hỏi, tôi lại nhớ tới câu thành ngữ về gái hơn hai – trai hơn một của các cụ. Cho tới nay, tôi vẫn không hiểu gái hơn 2 trai hơn 1 là như thế nào – bạn thử đọc xem tôi nói thế này đúng không?
Có chứ. Lấy nhau vì tình chứ đâu vì tuổi. Nhưng bạn cũng nên đặt thêm câu hỏi: được và mất gì khi mình lấy vợ bằng tuổi nhỉ?
Vợ và chồng bằng tuổi nhau |
Tôi chẳng cần nói thì bạn cũng thấy, người ta thường rất tự hào muốn khoe rằng mình lấy được một cô vợ trẻ và đẹp. Mà trẻ thì thường là đẹp. Có thể người ta không hề nói ra, nhưng trong bụng người ta đang nghĩ như thế.
Nếu một ngày bạn tổ chức họp đồng niên, lớp cũ hoặc đi dự tiệc cùng đám bạn bè trang lứa. Cái anh chàng đi bên cạnh một cô vợ trẻ có thể sẽ tỏ ra phởn phơ hãnh diện với bạn hơn.
Mà nếu bạn yêu một cô gái bằng tuổi bạn thì có thể ban đầu cô ấy sẽ gọi bạn bằng cái từ “bạn” rất ư phổ biến và trung tính. Và để biến từ “bạn” thành “em” có thể sẽ khó hoặc bất lợi hơn rất nhiều so với những anh chàng đã gọi “mục tiêu” là em từ đầu.
Tất nhiên, sau một quá trình làm quen tiếp cận, bạn cũng có thể nhắn một cái tin rằng: “Bạn ơi, tôi yêu bạn”.
Ở nông thôn xưa, thông thường bằng lứa tuổi nhau, tới khi trưởng thành, ở con gái là 13 nhưng với con trai thì phải tận 15 tuổi mới phát triển về sắc giới.
Bạn cũng nên nhớ một điều là phụ nữ thường trưởng thành sớm hơn so với độ tuổi của bạn và già nhanh hơn trước tuổi so với bạn.
Do đó, phụ nữ thường có xu hướng dễ được (hoặc bị) gả chồng sớm hơn. Bạn có thể đang thầm yêu trộm nhớ một cô hàng xóm cùng tuổi nhưng chưa chắc đã lấy được cô ấy đâu.
Bây giờ phát triển và đô thị hóa, tuổi kết hôn cả nam và nữ đều muộn dần hơn. Tỷ lệ nam nữ bằng tuổi yêu nhau – lấy nhau cũng nhiều và dễ gặp hơn.
Nhưng tôi đảm bảo cá với bạn rằng, tỷ lệ đàn ông lấy vợ bằng tuổi không bao giờ nhiều bằng hoặc hơn tỷ lệ đàn ông lấy vợ kém tuổi.
Nếu bạn muốn lấy một người vợ nhiều tuổi hơn? Đây là bài chia sẻ quan điểm của tôi về việc nếu lấy vợ nhiều tuổi hơn mà bạn có thể đọc thêm hoặc đi ngủ sớm cho khỏe.
Thông thường, tâm lý chung của phần nhiều phụ nữ cũng là thích lấy một người đàn ông hơn tuổi. Bởi cô gái có cảm giác được che chở và được ở bên cạnh một “người anh” thực sự. Nếu không tin, bạn hãy đọc bài nói về lý do vì sao con gái thích yêu và lấy những người đàn ông to con, cao lớn. Hãy đọc thêm nhé.
Cái từ “anh” khi cô gái gọi người chồng hơn tuổi cũng có sắc thái khác hơn. Trong khi đó, nếu lấy vợ hoặc chồng bằng tuổi, có thể cả hai sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn, tranh luận, cãi cọ, vợ lấn át chồng, bình đẳng thái quá… hơn khi người vợ luôn có tâm lý thường trực là chồng bằng vai phải lứa, cùng tuổi, bình đẳng với mình.
Tuy nhiên, không phải hoàn toàn như thế. Còn tùy vào một yếu tố đó là tính cách của mỗi người trong cuộc nữa. Nếu rảnh, bạn nên tranh thủ đọc thêm bài Đàn ông khi nào thì nên lấy vợ để xem có hợp lý không?
Đây là bài mà tôi viết ra chỉ để “hù” các bạn trẻ. Nếu bạn là người có tuổi, tôi không dám múa rừu qua mắt thợ đâu. Quan điểm của tôi có thể bị sai. Nếu bạn nghĩ rằng tôi sai, hãy ném cho tôi viên gạch!
Nhân nói tới chuyện yêu đương cưới hỏi, tôi lại nhớ tới câu thành ngữ về gái hơn hai – trai hơn một của các cụ. Cho tới nay, tôi vẫn không hiểu gái hơn 2 trai hơn 1 là như thế nào – bạn thử đọc xem tôi nói thế này đúng không?
No comments :
Post a Comment