Tôi đã được đọc rất nhiều bài nói về các bí quyết sống lâu, những hướng dẫn như làm sao để tăng tuổi thọ, có thể sống lâu mà vẫn vui khỏe. Nên ăn những loại thực phẩm, thức ăn gì? Rồi tập thể dục, dưỡng sinh ra sao, chữa bệnh ở đâu – uống thuốc nào chống lão hóa… Đại loại là vậy. Nói ra không hết.
Có những bài viết rất là dài…
Thế nhưng, tôi thấy hầu như các bài hướng dẫn nêu ra đều khó áp dụng và cũng khó nhớ, khó thuộc.
Gần đây, tôi gặp được một số người nói thật ngắn gọn dễ hiểu mà dường như họ đã phải miệt mài nghiên cứu, học tập, đúc rút kinh nghiệm từ cổ chí kim từ rất nhiều người thì phải.
Cái bí quyết của họ thật đơn giản. Chỉ nói ngắn gọn lại gồm có những thứ như thế này:
- Đừng bao giờ ăn quá no. Hãy tập mỗi bữa chỉ ăn 2 bát.
- Hãy tập thiền. Tương tự là đừng lao tâm lao lực. Điều này được diễn giải như thế này: vận động nhiều là rất tốt nhưng không nên làm những việc phải vận động mạnh hoặc những việc gì quá sức. Khi cảm thấy quá sức thì hãy nghỉ. Chẳng hạn: bạn có thể tham gia một trận cầu hoặc bóng đá nhưng bạn cảm giác mệt mà vẫn cố thì không tốt.
Có một câu của một bác sỹ nước ngoài mà tôi đọc được rất thú vị khi ông nói như thế này: đại ý rằng chỗ nào có thể ngồi thì tôi ngồi còn chỗ nào có thể nằm thì tôi nằm luôn. Có nghĩa, hãy cho cơ thể bạn luôn được nghỉ ngơi.
- Không nên suy nghĩ và lo lắng nhiều. Nếu có những việc lo cũng chả được – chả kịp – chả xong thì tạm quên đi. “Tâm bệnh” sẽ gây ra đủ thứ bệnh.
Các nhà sư thường sống trường thọ vì họ ít lo âu hơn, vận động ít hơn và ăn uống cũng điều độ hơn.
- Nên điều độ trong “chuyện ấy”. Con người có bốn cái “khoái” (còn gọi tứ khoái) nhưng có những cái khoái không nên ham và tham quá.
Ngoài ra, những thứ tôi đã đọc và tự bổ sung thêm như:
- Nên ăn chay hoặc bớt thịt thêm rau.
- Thức ăn phải sạch.
Tôi cảm giác đúng và thích những lời khuyên như thế. Dường như đây là bí kíp của những “tiên ông” – thậm chí gọi là “pháp sư” đã từng ẩn dật nhiều năm ở chân núi hoặc lưng chừng núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) – nơi cao nhất của thế giới chúng ta. Tôi tin là nó thực sự mang lại hiệu quả tăng tuổi thọ, làm chúng ta sống lâu hơn.
Nếu bạn có cách nào khác bạn có thể mách cho tôi. Chúng ta cùng giúp nhau sống lâu hơn…
Đọc thêm: Cái gì để thì thừa mà bỏ lại thiếu?
Happy old man |
Có những bài viết rất là dài…
Thế nhưng, tôi thấy hầu như các bài hướng dẫn nêu ra đều khó áp dụng và cũng khó nhớ, khó thuộc.
Gần đây, tôi gặp được một số người nói thật ngắn gọn dễ hiểu mà dường như họ đã phải miệt mài nghiên cứu, học tập, đúc rút kinh nghiệm từ cổ chí kim từ rất nhiều người thì phải.
Cái bí quyết của họ thật đơn giản. Chỉ nói ngắn gọn lại gồm có những thứ như thế này:
- Đừng bao giờ ăn quá no. Hãy tập mỗi bữa chỉ ăn 2 bát.
- Hãy tập thiền. Tương tự là đừng lao tâm lao lực. Điều này được diễn giải như thế này: vận động nhiều là rất tốt nhưng không nên làm những việc phải vận động mạnh hoặc những việc gì quá sức. Khi cảm thấy quá sức thì hãy nghỉ. Chẳng hạn: bạn có thể tham gia một trận cầu hoặc bóng đá nhưng bạn cảm giác mệt mà vẫn cố thì không tốt.
Happy old man |
Có một câu của một bác sỹ nước ngoài mà tôi đọc được rất thú vị khi ông nói như thế này: đại ý rằng chỗ nào có thể ngồi thì tôi ngồi còn chỗ nào có thể nằm thì tôi nằm luôn. Có nghĩa, hãy cho cơ thể bạn luôn được nghỉ ngơi.
- Không nên suy nghĩ và lo lắng nhiều. Nếu có những việc lo cũng chả được – chả kịp – chả xong thì tạm quên đi. “Tâm bệnh” sẽ gây ra đủ thứ bệnh.
Các nhà sư thường sống trường thọ vì họ ít lo âu hơn, vận động ít hơn và ăn uống cũng điều độ hơn.
- Nên điều độ trong “chuyện ấy”. Con người có bốn cái “khoái” (còn gọi tứ khoái) nhưng có những cái khoái không nên ham và tham quá.
Happy Old woman |
Ngoài ra, những thứ tôi đã đọc và tự bổ sung thêm như:
- Nên ăn chay hoặc bớt thịt thêm rau.
- Thức ăn phải sạch.
Tôi cảm giác đúng và thích những lời khuyên như thế. Dường như đây là bí kíp của những “tiên ông” – thậm chí gọi là “pháp sư” đã từng ẩn dật nhiều năm ở chân núi hoặc lưng chừng núi Hi Mã Lạp Sơn (Himalaya) – nơi cao nhất của thế giới chúng ta. Tôi tin là nó thực sự mang lại hiệu quả tăng tuổi thọ, làm chúng ta sống lâu hơn.
Nếu bạn có cách nào khác bạn có thể mách cho tôi. Chúng ta cùng giúp nhau sống lâu hơn…
Đọc thêm: Cái gì để thì thừa mà bỏ lại thiếu?
No comments :
Post a Comment